Nhà sản xuất thép cuộn cảnh báo việc EU

“Trước đây, chúng tôi chỉ quan tâm tới lợi nhuận”, Andrii Holovanych, quản lý trang trại Zakhidinyi Buh ở miền tây Ukraine, gần thành phố Lviv, cho biết. “Nhưng giờ đây, tôi thực sự cảm thấy công việc chúng tôi làm tạo ra khác biệt, không chỉ cho Ukraine, không chỉ tạo ra của cải, mà còn vì an ninh lương thực trên thế giới”.

Kiev cùng các đồng minh phương Tây đang cân nhắc nhiều phương án để đưa số ngũ cốc vô cùng quan trọng này ra khỏi Ukraine khi Biển Đen bị phong tỏa, như thông qua cảng Klaipeda ở Litva, chuyển bằng sà lan qua sông Danube, hoặc vận chuyển bằng xe tải và tàu hỏa qua Ba Lan và Romania.

Nhằm đưa lương thực nhanh chóng từ Ukraine đến các khu vực đang cần chúng nhất như Trung Đông hay châu Phi, tuyến vận chuyển qua Litva dường như khả thi hơn cả, dù đây cũng là một chặng đường dài, giới chuyên gia nhận định.

Cảng nước sâu Klaipeda của Litva trên bờ biển Baltic có các hầm chứa ngũ cốc lớn cùng tuyến đường sắt kết nối với Ukraine. Nó cũng tiếp nhận các tàu hàng lớn, giúp đưa ngũ cốc Ukraine đến Ai Cập, Yemen hay các quốc gia khác đang tuyệt vọng vì thiếu lương thực.

“Nạn đói đã cận kề và chúng tôi có mọi thứ cần thiết để đưa ra một giải pháp khắc phục hậu quả”, Algis Latakis, giám đốc cảng vụ Klaipeda, nói, khẳng định cảng của ông có thể giúp thế giới ngăn chặn khủng hoảng lương thực bằng cách giải cứu những núi ngũ cốc khổng lồ đang mắc kẹt ở Ukraine.

Tuy nhiên, Latakis thừa nhận phương án này có một vấn đề lớn. Để chở được ngũ cốc Ukraine đến cảng Klaipeda, các đoàn tàu sẽ phải đi qua lãnh thổ Belarus, một đồng minh thân cận của Nga. Belarus nắm giữ các tuyến đường sắt giúp vận chuyển trực tiếp ngũ cốc từ Ukraine đến Klaipeda cũng như các cảng trên biển Baltic khác với chi phí rẻ nhất và thời gian nhanh nhất.

Bộ trưởng Giao thông Litva Marius Skuodis cho hay phương án vận chuyển ngũ cốc Ukraine bằng đường sắt qua ngả Belarus sẽ “giúp xoa dịu đáng kể tình hình”, nhưng cũng đặt ra “những vấn đề nghiêm trọng”.

Tin Liên Quan